Trị bệnh hôi miệng ở trẻ em như thế nào ?

Thảo luận trong 'Thời trang mẹ bé' bắt đầu bởi dinhtra2907, 6/9/16.

  1. dinhtra2907
    Offline

    dinhtra2907 New member

    Trị bệnh hôi miệng ở trẻ em như thế nào ?

    Chăm sóc sức khỏe cho trẻ là điều cần thiết mà bất cứ phụ huynh nào cũng quan tâm. Đặc biệt, khi răng của trẻ có những dấu hiệu bất thường thì các bậc phụ huynh cần phải điều trị và phòng ngừa cho trẻ. Hôi miệng là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em mà các phụ huynh cần phải chuẩn bị kiến thức để khắc phục và ngăn chặn cho con em mình.

    Các phụ huynh cũng cần biết, hôi miệng cũng là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh của trẻ như viêm xoang, viêm amidan, hoặc viêm họng… vì những bệnh này sẽ tạo vi khuẩn trong khoang miệng khiến hơi thở trở nên nặng mùi hơn. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến đường ruột hoặc dạ dày, táo bón, bệnh trào ngược dạ dày, ợ nóng, béo phì… đều khiến cho khoang miệng luôn có mùi hôi khó chịu.

    [​IMG]
    Nguyên nhân gây ra hiện tượng hôi miệng ở trẻ em

    Xem thêm : cấy ghép implant

    Có đến 70% trường hợp bệnh hôi miệng là do sức khỏe răng miệng không đảm bảo. Khi trẻ từ 2 tuổi trở đi bắt đầu sử dụng nhiều loại thức ăn như bánh, kẹo ngọt… Cho nên nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách và thực hiện thường xuyên thì vi khuẩn sẽ bám lại ở kẽ răng kết hợp thức ăn mắc lại sẽ gây ra hơi thở có mùi hôi khó chịu. Qua thời gian dẫn đến răng bị viêm nhiễm.

    Ngoài ra, trẻ bị viêm xoang hoặc bị ngẹt mũi, khô miệng hoặc thở bằng miệng cũng là nguyên nhân khiến miệng bé bị hôi. Cho nên bạn cần phải điều trị kịp thời tình trạng này cho trẻ.

    Trị bệnh hôi miệng ở trẻ em như thế nào ?

    Để điều trị bệnh hôi miệng cho trẻ, bạn nên đưa trẻ đến phòng khám để bác sĩ xác định nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng cho trẻ. Khi bác sĩ kiểm tra sẽ đưa ra những lời khuyên để giúp bạn ngăn chặn việc hình thành vi khuẩn trong khoang miệng trước, đồng thời tránh tình trạng bị viêm nhiễm của trẻ và ngăn ngừa các nguyên nhân gây hôi miệng.

    Khi trẻ dưới 3 tuổi chưa thể dùng bàn chải đánh răng nhưng bạn cũng không được bỏ qua việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Bạn có thể dùng bông gòn nhúng qua nước ấm để vệ sinh răng miệng cho bé. Đồng thời bạn cũng rơ lưỡi, nướu và răng cho trẻ sau khi ăn để bảo vệ răng miệng cho bé sau này.

    Chế độ ăn uống của trẻ cũng cần phải điều chỉnh, nên tăng cường rau xanh và cho trẻ uống nhiều nước lọc để răng miệng được khỏe mạnh. Đồng thời nên hạn chế thức ăn có mùi như hành, tòi để khoang miệng được sạch sẽ hơn.

    Điều quan trọng mà các phụ huynh cần làm là vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ vào buổi sáng và tối là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất để tránh tình trạng hôi miệng.


    Nên đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng định kỳ 3-6 tháng/lầ để kiểm tra xem trẻ có bị sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu hay không. Những vấn đề này rất có thể xảy ra khi trẻ đến giai đoạn mọc răng vĩnh viễn.

    Lưu ý : chi phí cấy ghép implant bao nhiêu tiền



    Nguồn: niengrangmatluoi.net/tri-benh-hoi-mieng-o-tre-em-nhu-the-nao/
     

Chia sẻ trang này

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)